Đặc sản địa phương

1. Cà dầm tương Tam Hiệp

Cà ủ trong tương một năm, qua nhiều công đoạn. Cà bát trắng được chọn làm có trọng lượng 3-6 lạng mỗi quả, không được quá chín hay quá già, và hái trong những ngày nắng đẹp để đảm bảo độ giòn. Sau khi ướp 20 ngày với muối, cà được ép hết nước rồi thả nguyên quả vào chum tương, một năm sau bắt đầu ăn được. cà ngon hay không một phần do chất lượng tương ủ. Tương được ủ từ gạo nếp và bột ngô theo cách gia truyền, có mùi hương đặc trưng. Cà này dai giòn nhẹ, khi ăn ban đầu có vị mặn đậm, nhưng nuốt vào không thấy gắt mà có vị ngọt hậu.

Quả cà thành phẩm nặng được bán với giá 30 – 50 nghìn đồng/quả, mỗi hộp 05 quả. “Ai cũng biết câu ca dao cà dầm tương, nhưng hầu như chưa ai thực sự nhìn thấy món này. Mãi đến những năm gần đây, sản phẩm này đến các hội chợ, nhiều người mới òa lên khi biết món này là có thật.

Thoạt nghe 50 nghìn có vẻ đắt, nhưng khi được chứng kiến từng công đoạn làm ra sản phẩm, mới thấy món ăn này thật đáng đồng tiền, không phải ai cũng có thể làm được vì chọn được cà tốt đã khó, ủ sao cho nó giòn và thơm lại càng khó hơn. Vì vậy, nó có giá khá cao và được coi là món quà quý.

2. Đậu phụ làng Linh

Làng cổ linh Chiểu thuộc xã Sen Phương (trước đây thuộc xã Sen Chiểu]), huyện Phúc Thọ có với những đặc sản nổi tiếng: đậu phụ làng Linh. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đời sống xã hội, hàng trăm năm nay loại đặc sản này không chỉ là niềm tự hào của người dân mà còn là kế sinh nhai của nhiều hộ dân ở đất này.

Đậu phụ làng Linh béo ngậy, miếng đậu màu vàng óng của nước nghệ tươi, mịn dẻo như miếng giò, hòa quyện giữa hương đậu nành với nghệ thơm ngát, là thức ăn dân dã vừa lành, vừa mát mà không kém phần bổ dưỡng cho mọi người… Đậu phụ vàng làng Linh mềm mà dẻo, không nhiều nước, đụng vào không bị nát như một số loại đậu ở các vùng quê khác, có thể ăn nóng ngay khi lấy từ khuôn ra hoặc nướng trên than củi, ăn với mắm tôm chanh ớt, muối vừng…

Theo nhiều bậc cao niên trong làng, trước hết người làm đậu phải lựa loại đậu tương nếp đều hạt, tròn mẩy màu vàng, rồi phơi khô, bỏ hạt xấu, cho vào cối đá nhỏ xay bằng tay cho hạt đậu vỡ ra làm hai mảnh, bỏ vỏ… sau đó ngâm vào nước sạch. Việc ngâm đậu hạt và xay đậu cũng cần có kinh nghiệm, nếu làm không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đậu phụ, có khi hỏng cả một mẻ. Người ta ngâm cho hạt đậu ngấm vừa đủ nước, không ngâm quá lâu vì hạt đậu sẽ bị lên men làm cho miếng đậu bị cứng và mất đi vị thơm, bùi, béo, dẻo. Xã Sen Phương có dòng sông Hồng chảy qua; nước làm đậu phụ của làng Linh lấy từ mạch ngầm trong vắt, sâu dưới lòng đất, làm cho bát canh đậu càng thêm tinh khiết. Đậu làng Linh có màu vàng đẹp là nhờ nước nghệ tươi. Những củ nghệ bánh tẻ đem gọt vỏ, rửa sạch, cho vào cối đá giã nhỏ rồi xay cho nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã làm cho bìa đậu có màu vàng và ngậy.

3. Tương Kim Lũ

……………………………

 

0